Credit: The house plant parent, Darryl Cheng | Dịch và chỉnh sửa: Nguyễn Ngọc Quý 

TÌNH HUỐNG

Bạn là một người cần trọng, lúc nào cũng mua 2 cái cây giống hệt nhau để đặt trong nhà. Ngoài lí do bạn giàu và muốn có một cặp cây trang trí cho vẹn toàn, thì lí do là bạn sợ với tài nghệ giết cây của mình, phải cần có một sự sơ cua lắm lắm. Nhà bạn có 1 cửa sổ rất sáng. Ngày nọ bạn mưa 2 cây y hệt nhau từ 1 vườn ươm. Bạn đặt 1 cây rất gần với cửa số, gần hơn cây kia khoảng nửa mét, và bạn được thắng bán cây từ vấn như rồng như phương, như khủng long rằng: “Em hãy tưới cây mỗi tuần 1 lần nhóe em!”

Hai chiếc cây vị trí đặt chỉ cách nhau khoảng 0.5m nhưng lượng ánh sáng chúng nhận được là vô cùng khác nhau.

Bạn quyết định tưới cho các bé mỗi sáng chủ nhật sau khi ngủ dậy. May mắn thay, ở chậu cây A, chất trồng vừa đủ khô ráo sau 1 tuần, và sau nhiều sáng chủ nhật tưới cây, em cây trở nên tươi tốt, đâm lá mới trông thật hạnh phúc. Bạn thỉnh thoảng vẫn thấy có 1 cái lá già nhất chuyển vàng, vì đơn giản, đó là hệ quả của việc bạn đã đưa chiếc cây đến trồng ở khu vực ánh sáng yếu hơn so với vườn ươm.

Chiếc cây B thì khác hắn dù chỉ cách cây A 0.5m: Xa cửa sổ hơn xíu nghĩa là nó ít nhận được ánh sáng hơn. Và vì bạn đặt lịch sẽ tưới vào mỗi sáng chủ nhật, nên bạn vẫn tưới đều cây B, mặc dù lúc tưới bạn cũng thấy chất trồng nhìn khá ẩm. Và mỗi khi bạn tưới cây B, chất trồng lại càng ẩm thêm. Chất trồng nhiều ấm nhưng nước lại không thể tham gia hết vào quá trình quang hợp tạo Carbohydrate (đường) cho cây sinh trưởng, bởi vì quá trình quang hợp vốn cần nhiều sáng hơn – tất nhiên cây B cũng quang hợp được một xíu, nhưng không nhiều. Mặt khác, lượng nước được bơm từ rễ vào lá cứ nằm hoài trong lá và không thoát ra được nhiều, nằm cho đến lúc một số tế bào bị phá hủy, làm đỉnh lá chuyển thành màu nâu đen. Lâu dần, rễ cây trở nên nhạy cảm và yếu ớt, không chống lại được các sinh vật một lần trong đất, rễ bắt đầu thối và cây chết. Hiện tượng này gọi là “overwatering” – tưới dư nước – cộng dồn với việc đất sũng nước kéo dài trong một môi trường thiếu sáng.

BÀI HỌC

  1. Đừng mù quáng tin vào mấy thằng bán cây nói 1 tuần tưới 1 lần hay bao nhiêu ngày tưới 1 lần. Quyết định của việc tưới nước nên được tính toán dựa vào việc quan sát đất và biết được mỗi cây thích độ ẩm trong đất như thế nào.
  2. Bài viết này sẽ áp dụng rõ nhất cho mấy cây trong nhà, nơi mà điều kiện trồng phải được tính toán nghiêm ngặt hơn so với ngoài trời.
  3. Đặt cây trong nhà cũng như đặt niềm tin vào tình yêu, hãy đặt đúng chỗ.

Cây học cách thích nghi

Một cây Monstera bỏ bớt lá để thích nghi với điều kiện thiếu sáng. @casavoguebrasil

Vẫn là tình huống trên kia, nhưng bạn đã biết cách tưới nước hơn: Hai chiếc cây lúc khiêng từ shop về nhìn y hệt nhau. Chiếc cây A được đặt gần cửa sổ đạt đến độ khô để tưới sau 1 tuần. Chiếc cây B bạn đặt xa hơn 1 xíu, đạt đến độ khô để tưới sau 2 tuần.

Bây giờ bạn đã biết rằng chu kì tưới sẽ được quyết định bởi độ khô của chất trồng và sự khác nhau của cường độ ánh sáng. Tuy nhiên 1 thời gian sau, bạn nhận ra là cây B vẫn bắt đầu mất lá nhiều hơn cây A. Bạn thắc mắc: không lẽ mình bị thằng #trainoitam lừa, đang chuẩn bị đăng đàn văn tế cho nó cho bõ ghét. Nhưng đó là lúc nó viết ra giải thích cho bạn: Sự mất lá của cây là do ảnh hưởng của sự thay đổi điều kiện sống!

Khi các anh chị xách về nhà 1 chiếc cây từ vườn ươm, những chiếc lá siêu đẹp đó là thành quả của hàng tháng, thậm chí hàng năm. Những chiếc lá ấy được hưởng thụ một lượng ánh sáng tối ưu cho sự sinh trưởng nhanh chóng. Ta nói: như cá gặp nước vậy đó cả nhà.

Và khi về nhà, cây bắt đầu phải sống dưới lượng ánh sáng yếu hơn rất nhiều, để tiết kiệm năng lượng, khi cây B ra lá mới, nó sẽ bắt đầu bỏ bớt đi những lá cũ, vì nếu không bỏ, nó sẽ phải nuôi thêm quá nhiều lá, trong khi lượng “thức ăn” thì có hạn. Bên cạnh đó, lá non cũng sẽ nhỏ hơn để tránh lãng phí trong việc nuôi 1 cái lá to và cồng kềnh. Cũng giống như việc bạn sẽ chẳng lắp nhiều-thật-nhiều pin mặt trời ở khu vực ánh sáng yếu ớt vậy, đơn giản vì nếu không có tác dụng thì nên bỏ bớt đi. Đơn giản hóa là một cách tránh lãng phí! Nhiều người sẽ nghĩ rằng: Cây B thật là tội nghiệp! Nhưng không phải thế! Cây B chỉ thay đổi để thích nghi theo môi trường thôi bạn ạ. Có thể nó sẽ sống rất nhiều năm sau đó, nhưng chỉ còn 2-3 chiếc lá ngọn. Nó không chết, nó tồn tại – và đây là cách nó cân bằng với những gì nó có. Câu chuyện này là nguyên nhân chính để giải thích cho việc: khi bạn đưa 1 cây từ vườn ươm về một chỗ trồng thiếu ánh sáng là nó phải downsize (thu nhỏ kích thước lại).

BÀI HỌC RÚT RA Cây sẽ cố gắng thay đổi để thích nghi với bất cứ điều kiện sống nào. Tuy nhiên kết quả có thể sẽ không như người trồng cây mong muốn. Cả 2 cái cây đều cố gắng hết sức để tồn tại với lượng ánh sáng mà chúng lấy được.

Những chiếc cây thay đổi để thích nghi với điều kiện nên sẽ không giữ được hình thái hoàn hảo như chúng ta mong muốn. @miut_casa
Credit: The house plant parent, Darryl Cheng | Dịch và chỉnh sửa: Nguyễn Ngọc Quý